Phân biệt sự khác nhau giữa máy ổn áp và máy biến áp Leave a comment

Máy ổn áp và máy biến áp là gì? Hai loại thiết bị này có điểm gì khác biệt?

Hiện nay có rất nhiều người đang có sư nhầm lẫn và rất khó phân biệt thế nào là máy ổn áp và thế nào là máy biến áp. Vậy nên, thông qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi phân tích về sự khác nhau của biến áp và máy ổn áp để tất cả mọi người cũng có cái nhìn rõ ràng về hai loại thiết bị này nhé.

Sự khác nhau giữa máy ổn áp và máy biến áp

Máy biến áp là gì?

– Máy biến áp là thiết bị điện có chức năng thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ. Tuy nhiên, loại máy này chỉ đưa điện từ 220V ra 120 ( căn cứ theo tiêu chuẩn Mỹ), 110 ( căn cứ theo tiêu chuẩn Nhật) và với điều kiện đầu vào điện áp phải đủ 220V. Còn trong trường hợp với biến áp 3 pha thì điện áp đầu vào 380V, ra 220V (3 pha)  hoặc 200V (3 pha)

– Ngoài cái tên máy biến áp thì mọi người còn quen thuộc gọi máy này với cái tên máy biến thế. Máy biến thế là thiết bị điện gồm một, hai hay nhiều cuộn dây có đầu vào và đầu ra trong cùng 1 từ trường. Hoặc bạn cũng có thể hiểu đơn giản thì loại máy này có cấu tạo cơ bản gồm 2 hay nhiều cuộn dây đồng có tính cách điện được quấn trên cùng 1 lõi sắt hoặc sắt từ ferit.

– Máy biến áp còn đưc biết đến là có khả năng thay đổi được hiệu điện thế xoay chiều theo hướng tăng thế hoặc hạ thế, đầu ra cho 1 hiệu điện thế sẽ tương ứng với nhu cầu sử dụng. Loại máy này cũng đóng vai trò rất quan trọng trong truyền tải điện năng.

Để bạn có thể hình dung rõ hơn thì chúng tôi xin đưa ra ví dụ cụ thể sau đây: nếu điện nhà bạn là 220V, nhưng quạt máy bạn đang dùng lại chỉ có 110V thì  lúc này, bạn phải sử dụng biến áp có đầu vào là 220V còn đầu ra là 110V.

+ Về nguyên lý thì máy biến áp và ổn áp giống nhau ở chỗ đa số đều sử dụng là nguyên lý cảm ứng điện từ. Dòng điện đi qua cuộn đầu vào và tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đầu ra. Sự chênh lệch điện áp đầu ra là bởi số vòng dây.

+ Máy biến áp nhờ có tính ứng dụng cao mà được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống, ví dụ điện công nghiệp thì thì có hàng vạn trạm biến áp từ cao áp hàng trăm kv xuống 380V để dùng, còn trong đời sống thì nhiều nhất vẫn là hạ từ 220V xuống 6, 9, 12, 24V để dùng trong các mạch điện tử tivi, radio…

+ Công suất của các thiết bị điện (kể cả Ổn áp) thì đều được ghi là KVA, thì đó là Công suất danh định ( ký hiệu là: Pdđ) của dòng điện xoay chiều.

+ Còn công suất thực của thiết bị (hay còn gọi là Công suất Hiệu dụng) = Pdđ * Cos (phi).

Trong đó: Cos(phi) < 1 được gọi là tổn thất công suất do sự lệch pha của mạng điện xoay chiều, điện thế của mạng càng thấp hơn so với tiêu chuẩn, tổn thất công suất càng lớn thì Cos(phi) càng nhỏ.

+ Thông thường thì Cos(phi) lớn nhất sẽ rơi vào khoảng 0,75.

– Vậy nên, người ta sẽ dựa trên nguyên tắc trên mà tính ra tổng công suất các thiết bị sử dụng trong nhà.

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý: có 2 loại thiết bị điện chính đó là:

– Thiết bị tiêu tốn điện năng: Quạt, bóng đèn…

– Còn thiết bị cung cấp nguồn thì tự bản thân nó cũng tự tiêu tốn điện năng. Tuy nhiên, nguồn điện năng tiêu thụ lại không nhiều.

Máy ổn áp là gì?

– Chức năng chính của loại máy này là dùng để ổn định nguồn điện theo yêu cầu và để cấp điện cho các thiết bị dùng điện khác.

– Trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về ổn áp xoay chiều, sử dụng ở lưới điện xoay chiều có tần số 50/60 Hz, điện áp định mức của lưới điện 220v (1 phase), hoặc 220v/380v (03 Phases).

– Trên thị trường hiện nay, hầu hết các ổn áp đều sử dụng nguyên lý motor servo, chỉ có một số ít loại ổn áp có công suất nhỏ (khoảng vài trăm đến 1000 VA) là có thể dùng nguyên lý Relay chuyển nấc.

+ Bản thân ổn áp không thể sinh ra năng lượng mà chúng chỉ có nhiệm vụ giúp ổn định và cải thiện điện áp nguồn. Ổn áp chỉ có khả năng giúp ổn áp và giữ dòng điện truyền ra được ổn định và khi điện áp vào thay đổi trong phạm vi cho phép (gọi là dải ổn áp).

Ngoài nhiệm vụ chính là tạo sự ổn định cho điện áp, thì tùy theo loại mà máy ổn áp còn có thêm các tính năng khác giúp nâng cao an toàn trong khi sử dụng thiết bị như: bảo vệ quá dòng, bảo vệ quá áp, mạch trễ, mạch Autoreset.

Vậy nên, chúng ta có thể kết luận chung về hai loại thiết bị này như sau: Ổn áp có chức năng ổn áp và biến đổi điện, còn biến áp chỉ có chức năng biến đổi điện áp mà thôi.

Trên đây là bài viết nếu lên những điểm giống và khác nhau của máy ổn áp và máy biến áp. Bạn hãy căn cứ vào nhu cầu thực tế của mình để có thể lựa chọn được loại máy phù hợp nhất nhé. Ngoài ra thì bạn cũng có thể tham khảo thêm các tin tức liên quan bằng cách truy cấp vào website: emb.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *