Tìm hiểu về chế độ không tải và ngắn mạch của máy biến áp Leave a comment

Máy biến áp được biết đến là một thiết bị từ tĩnh làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ được sử dụng để biến đổi một dòng điện xoay chiều ở điện áp ( U1, I1, f) thành một dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế và cường độ thay đổi ( U2, I2) nhưng tần số f không đổi.

Chế độ không tải máy biến áp

Khi máy biến áp được đấu vào nguồn điện, cuộn dây thứ cấp của máy để hở mạch. Trong cuộn dây sơ cấp, máy biến thế sẽ có dòng điện không tải chạy qua. Dòng điện không tải sẽ được ký hiệu là Io.

Khi máy biến áp vận hành, hiện tượng  không tải sẽ xuất hiện từ thông khép kín chạy trong lõi thép. Do có từ trở nên lõi thép nóng và gây ra tổn hao không tải. Tổn hao này được xác định thông qua số đo của dòng điện Io. Io sẽ có chúng ta biết được mức độ hao tổn của MBA không tải là lớn hay nhỏ. Dòng điện không tải thường được tiêu chuẩn hóa với từng nhà chế tạo.

Độ lớn của dòng điện không tải MBA phụ thuộc vào:

– Chất lượng của thép silic dùng để làm mạch từ có độ ẩm từ cao hay thấp

– Độ dày của lõi thép silic

– Chất lượng cách điện lá thép

– Công nghệ chế tạo đột dập, lắp ghép mạch từ thiết bị tốt hay xấu

Thí nghiệm xác định không tải

Để xác định không tải trước khi vận hành,có thể tiến hành thí nghiệm như  sau:

– Sử dụng hợp bộ thí nghiệm làm thiết bị đo ( hợp bộ K50 hoặc K540)

– Tạo điện áp thấp 220V đưa vào cuộn dây máy biến áp có điện áp định mức nhỏ, cuộn dây còn lại để hở mạch.

– Trong vận hành, Io được đo không cần đúng giá trị thức mà chỉ dùng làm cơ sở để xác định xem cuộn dây có bị chập hay không? Nếu hiện tượng chập xảy ra thì dòng điện không tải giữa các pha sẽ lệch nhau và sẽ khác với không tải của nhà sản xuất. Nếu kết quả như vậy thì sẽ không được phép đóng điện máy biến áp.

Sơ đồ hiện tượng ngắn mạch

Trường hợp làm thí nghiệm không tải với máy nguồn điện 1 pha cũng sẽ xuất hiện dòng điện không tải tương tự như trường hợp thí nghiệm không tải MBA 3 pha nhưng nguyên nhân lại là đo trụ giữa ( Pha B) có tổn thất lớn hai trụ bên ( pha A, C).

Chế độ ngắn mạch

– Máy biến áp đang làm việc, phía sơ cấp tự nhiên bị nối tắt trong phía dây sơ cáp vẫn nối với điện áp nguồn gọi là chế độ ngắn mạch

– Tổng trở nhánh từ hóa lớn hơn với tổng trở dây cuốn thứ cấp quy đổi về sơ cấp nên có thể bỏ nhanh từ hóa

– Sơ đồ thay thế chỉ còn tổng trở ngắn mạch

– Dòng điện sơ cấp được gọi là dòng ngắn mạch

– Tổng điện trở ngắn mạch rất nhỏ nên dòng điện ngắn mạch thường lớn gấp 10.25 lần dòng điện định mức. Điều này rất nguy hiểm với các máy biến áp đang vận hành đột nhiên bị ngắn mạch ở dây thứ cấp.

Để tránh trường hợp này người ta thường dùng các máy tự động cắt mạch ở cả 2 phía sơ cấp khi xảy ra ngắn mạch hoặc quá tải,..

Thí nghiệm ngắn mạch

– Thí nghiệm ngắn mạch xác định tổn hao trên các điện trở trên cuộn sơ cấp và thứ cấp, các thông số ngắn mạch của máy.

– Để tránh ngắn mạch, trong thí nghiệm ngắn mạch cho máy biến áp ta phải đưa vào điện áp ngắn mạch ( Un ) bằng cách tăng bộ phận điều chỉnh điện áp từ 0 đến khi dòng điện ở dây quấn sơ cấp bằng dòng định mức.

Sơ đồ ngắn mạch máy biến áp

–  Các dụng cụ đo ampe A1, A2 đo dòng điện sơ cấp và thứ cấp; V đo điện áp ngắn mạch; đo W công suất tác dụng ngắn mạch.

– Công suất đo được ở thí nghiệm ngắn mạch ( Pn) chính là tổn hao trong điện trở 2 dây quấn sơ cấp và thứ cấp (điện trở ngắn mạch).

XEM THÊM: 

QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY BIẾN ÁP
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUY TRÌNH LẮP ĐẶT MÁY BIẾN ÁP

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG THIẾT BỊ ĐIỆN MIỀN BẮC

Địa chỉ: Tầng 5M Tòa nhà HEI Tower, Số 1 Ngụy Như Kon Tum, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Hotline: 0246.674 5350

Email: evnpower@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *