Cháy nổ trạm biến áp gây nguy hiểm và thiệt hại rất nhiều cho người và của ở các khu dân cư, công trình, các nhà xưởng,.. Hiểu được những nguyên nhân cơ bản gây ra cháy nổ trạm biến áp sẽ giúp các bạn chủ động phòng tránh những thiệt hại.
Những nguyên nhân cơ bản gây ra cháy nổ trạm biến áp
Trong quá trình vận hành, máy biến áp thường bị cháy với những nguyên nhân sau:
Nhiệt độ của máy biến áp tăng quá so với mức cho phép gây hư hỏng mạch từ
– Cách điện ở các lá thép hỏng do thời gian làm việc đã quá lâu vượt quá tuổi thọ cho phép gây ra hư hỏng cục bộ.
– Cháy trong các lá thép do hỏng cách điện của chốt ép tạo ra hiện tượng ngắn mạch hoặc hư hỏng cục bộ giữa các lá thép cách điện.
– Ngắn mạch cục bộ các lá thép do có vật dẫn kim loại dẫn điện gây ra hiện tượng ngắn mạch
– Do lực ép mạch yếu, chi tiết bắt chặt bị long ra các lá thép bị tụt ở trụ quấn dây hoặc gông từ, hoặc đo điện áp sơ cấp vượt quá giá trị định mức từ đó dẫn đến máy bị rung và kêu quá mức cho phép.
Do cuộn dây trong máy bị chập và gây cháy nổ
– Hiện tượng chập cuộn dây là do lớp vỏ cách điện cuộn dây bị già cỗi hay quá tải, chế độ làm mát không đảm bảo do hư hỏng cơ giới của cách điện vòng dây khi sự cố. Cuộn dây bị nhô lên khỏi mặt dầu vì mức dầu thấp hơn mức cho phép.
– Cuộn dây bị đánh thủng là do cách điện có vết nứt hoặc bị sứt mẻ.
– Ngắn mạch giữa các vòng dây của cuộn dây: nguyên nhân chủ yếu là do cách điện bị phá hủy, dầu biến áp bị ẩm, dòng điện ngắn mạch
Hiện tượng các vòng dây bị chập chiếm khoảng 70% tổng số hư hỏng của máy biến áp. Chất cách điện của cuộn dây trong máy bị hư hỏng khi máy biến áp làm việc liên tục ở nhiệt độ 105 độ C. Ngắn mạch giữa các cuộn dây, xuất hiện điện đồng gây biến dạng cuộn dây và dịch chuyển theo hương dọc của trục. Thường hiện tượng này xảy ra cùng với hiện tượng chạm vỏ cuộn dây.
Ngắn mạch giữa các pha gây cháy
Nguyên nhân chủ yếu là do cách điện giữa các pha bị hỏng. Dạng này ít xảy ra, khi xảy ra thường đi kèm với hiện tượng phụt dầu qua ống phòng nổ. Đây là dạng sự cố lớn, dầu bị sôi mạnh, áp suất trong máy lớn
Đứt mạch giữa các pha của cuộn dây gây cháy
Nguyên nhân chủ yếu là do các đầu nối bị phá hủy bởi các lực cơ học, lực điện động của dòng ngắn mạch, tiếp xúc không chặt. Khi đứt mạch sẽ xuất hiện hồ quang làm phân tích từ đầu từ đó gây ra ngắn mạch ở các pha và phóng điện ra vỏ.
Hư hỏng các sứ đầu vào của máy biến áp gây cháy
Do cách điện của sứ đầu vào bị hỏng gây chạm vỏ và phóng điện giữa các pha. Sứ đầu vào bị nứt hay can dầu, mặt trong của sứ bị bẩn và cháy mặt trên máy biến áp.
Sự phóng điện giữa các sứ đầu vào xuống vỏ tạo thành hiện tượng hồ quan điện dẫn đến chảy dầu và gây ra nổ thiết bị điện. Hiện tượng này là do ngoài sư bị lớp bụi bẩn và ẩm dẫn điện. Ống cách điện bakelit biến thành oxit cacbon và a xit
Do những sai lầm trong quá trình vận hành
Những thao tác nhầm khi sửa chữa, bảo dưỡng. Do sơ suất sử dụng lửa trong quá trình vận hành máy biến áp.
Do tác động của thiên tai
Khi mưa giông xuất hiện, máy biến áp có thể bị sét đánh nếu hệ thống thu lôi, chống sét không đảm bảo độ tin cậy. Khi bị sét đánh, điện áp của sét theo đường dây sẽ gây ra hiện tượng quá tải. Nếu các thiết bị chống sét không hoạt động kịp thời thì có thể sẽ gây ra cháy máy biến áp.
Cách phòng cháy nổ cho trạm biến áp
Chú ý về thiết kế, lắp đặt
– Cấu tạo máy biến áp phải phù hợp với môi trường hoạt động, nhiệt độ phát nóng khi làm việc phải thích hợp nhiệt độ cho phép liên tục lâu dài. Máy biến áp cần được bảo vệ, ổn định, chống dòng điện ngắn mạch, quá tải.
– Máy biến áp nên đặt bình dãn nở dầu. Phòng trường hợp khi dầu đốt nóng trong quá trình vận hành có thể giãn nở trong bình, chống hiện tượng dầu bị oxy hóa, ẩm, hạn chế tiếp xúc của dầu với không khí.
– Để theo dõi nhiệt độ dầu cần sử dụng nhiệt kế thủy ngân. Còn với các máy công suất lớn trang bị đồng hồ điện kế điện trở đặt ở thành máy biến áp.
Trong quá trình vận hành
– Trước khi đưa máy biến thế vào vận hành cần chú ý: Máy mới sản xuất hay mới đại tu cần phải được sấy khô cách điện. Cần kiểm tra lại điện trở cách điện của cuộn dây, lõi thép. Các thông số điện áp…. phải đúng tiêu chuẩn.
– Điện áp phòng điện đặc trưng cho độ bền cách điện của dầu nếu điện áp của máy biến áp đến 15KV, dầu mới là 25KV/mm, dầu đã vận hành 20kV/mm
– Trong vận hành máy thường mang điện áp cao, chúng ta chỉ có thể kiểm tra phía ngoài của máy . Hãy Kiểm tra phía trong máy thông qua các tín hiệu của thiết bị bảo vệ
– Kiểm tra mức dầu trong bình giãn nở bằng cách nhìn trên cột đo dầu và vạch chuẩn kiểm tra là vạch. Nếu mức ở dưới vạch đỏ, phải bổ sung thêm dầu.
– Kiểm tra nhiệt độ của dầu qua nhiệt kế hoặc đồng hồ nhiệt điện trở đặt bên ngoài vỏ máy.
– Kiểm tra rơ le khi rơ le hơi phát tín hiệu , người dùng phải xem xét máy biến áp và xác định tính chất hư hỏng theo màu sắc và theo mức độ khí cháy được trong rơ le hơi.
– Kiểm tra ống phòng nổ thấy nếu dầu phụt ra ngoài thì khả năng dễ xảy ra ngắn mạch giữa các pha hoặc chuyển mạch bề mặt tiếp xúc bị yếu hoặc bị cháy.
Trên đây là một số những nguyên nhân và cách phòng cháy nổ cho máy biến áp. Việc máy biến áp cháy nổ rất nguy hiểm và nó ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh hoạt và làm việc của con người. Do đó hãy luôn chủ động phòng cháy trước khi chữa cháy nhé!
XEM THÊM:
QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY BIẾN ÁP
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ QUY TRÌNH LẮP ĐẶT MÁY BIẾN ÁP