130 năm Nhà máy đèn Bờ Hồ Leave a comment

Ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng. Nhà máy đèn Bờ Hồ được tiếp quản và trở thành một trong những cái nôi của ngành Điện lực Việt Nam.

“Người Pháp từng tuyên bố, nếu họ rút ra khỏi Hà Nội, chỉ 1 tuần sau, Thủ đô sẽ chìm trong bóng tối. Nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra…”.

Trưa ngày 9/10/1954, quân ta chiếm lĩnh các nhà máy điện. Và không chỉ người Pháp mà nhiều người dân Hà Nội đều quá đỗi ngạc nhiên, tò mò xen lẫn thích thú khi điện vẫn sáng ở khắp các con đường, các tòa nhà lớn và trong các nhà máy xí nghiệp.

Ngày 10/10/1954, cả Hà Nội rực rỡ cờ hoa đón đoàn quân giải phóng. Nhà máy đèn Bờ Hồ được tiếp quản và đổi tên thành Nhà máy điện Hà Nội, trở thành một trong những cái nôi của ngành Điện Cách mạng Việt Nam. 21/12 năm đó, Bác Hồ đã về thăm…

Trong những năm tháng vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đẩy mạnh thi đua sản xuất để chi viện cho chiến trường miền Nam với tinh thần Tổ quốc cần điện như cơ thể cần máu, thợ điện Thủ đô không quản ngại khó khăn, hy sinh, ngày đêm phục vụ quân dân Thủ đô chiến đấu và sản xuất. Trong 12 ngày đêm B52 đánh phá Hà Nội, dòng điện phục vụ cho Quốc phòng, cơ quan nhà nước, bệnh viện và trường học vẫn thông suốt. Những người thợ điện quyết không rời máy kể cả khi có còi báo động.

Mùa Xuân 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất. Cùng với công cuộc tái thiết, xây dựng Thủ đô, ngành điện Hà Nội với hơn 2000 CBCNV bắt tay vào củng cố lưới điện, đáp ứng nhu cầu phát triển của Thành phố.

130 năm qua, lưới điện Hà Nội khi mới tiếp quản chỉ có 17 triệu kWh khoảng 319km đường dây trung hạ thế; tới nay lưới điện có 55 TBA 110-220kV, hơn 22.600 TBA phân phối với sản lượng điện thương phẩm là 22 tỷ kWh/năm. Cùng với đó là việc tiên phong trong chuyển đổi số, 100% tự động hóa lưới điện 110kV, khẳng định vai trò quan trọng của ngành điện trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *