Nguyên lý và cấu tạo của máy biến áp xung Leave a comment

Biến áp xung là một linh kiện điện tử hoạt động ở tần số cao khoảng vài chục KHz . Máy biến áp xung có công dụng biến đổi điện áp xung hay còn gọi là cường độ xung với số vòng dây ít. Phần lõi của biến áp xung được làm bằng ferit.

Biến áp xung là gì?

Biến áp xung được biết đến là một trong những thiết bị được sử dụng để truyền tải điện năng đi xa.Nó có nhiệm vụ biến đổi xung điện áp hoặc cường độ xung giúp giải quyết được vấn đề chuyển đổi năng lượng điện.

Trong thực tế thì máy xuất hiện trên rất nhiều các bo mạch điện tử, các bộ nguồn adapter, bộ chuyển đổi DC-CD.. Đặc điểm của biến áp này là phần lõi thép được cấu tạo bằng Ferrit hoặc hợp kim pemelid, còn beiens áp thường sử dụng thép silic.

Biến áp xung gồm 2 loại cơ bản là loại hình xuyến tròn và loại 2 lõi hình chữ E ghép lại hoặc 2 trụ tròn ghép lại với nhau.

Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Cấu tạo của biến áp xung gồm phần lõi được làm bằng Ferit hoặc sử dụng hợp kim Pemeloid và cuộn dây. Số vòng dây thường rất ít. Hệ số vòng dây/ volt đều được thiết kế giống nhau ở tất cả các biến áp và không phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của máy..

Nguyên lý hoạt động của máy biến áp xung

Máy biến áp xung  tiến hành cộng các tín hiệu xung,  biến đổi cực tính của các xung và lọc bỏ thành phần một chiều trong dòng điện. Biến áp xung có khả năng làm tăng biên độ điện áp hay dòng mà vẫn có thể duy trì dạng xung như ban đầu mà không gây méo

Thông thường độ dài của xung ở những máy điều khiển tự động là 0. 1 μs, nó ngắn hơn so với chu kỳ của điện lưới hàng triệu lần. Hiểu cách khác là tần số của nó lớn hơn hàng triệu lần tới MHz

Biến áp xung là tín hiệu tần số cao.Xung ngõ ra có biên độ điện áp tỉ lệ và có hình dạng giống với xung ngõ vào.

Nguyên nhân là do biến áp xung có thể đáp ứng tốt trong những vùng tần số rộng và có thể lên đến GHz

Một số lỗi thường gặp ở biến áp xung

Công dụng và ứng dụng thực tế của máy biến áp xung

Máy biến áp xung có công dụng bảo vệ mạch điều khiển. Vì nó cách ly mạch tirisor và mạch điều khiển, nên khi có sự cố ở mạch tirisor hoặc bên cao áp sẽ không ảnh hưởng đến mạch điều khiển.

Biến áp xung được sử dụng trong điều kiện làm việc ở tần số cao mà biến áp không thể thay thế được. Các biến áp thường thấy trong điện thoại, máy tính đều sử dụng biến áp xung sẽ có thêm bộ băm xung ở tần số cao.

Cách xác định chân

Máy biến áp xung được dán nhãn mác rõ ràng, cụ thể . Để xác định được chân của biến áp xung bạn cần nhìn vào bo mạch điện tử mà bạn đang sử dụng.

Để thay thế biến áp xung bạn cần mua đúng loại, đúng trị số để mạch hoạt động ổn định và chánh chập cháy.

Nếu bạn muốn mua 1 biến áp xung mới , bạn có thể tra sơ đồ mạch điện ( thường sẽ được đính kèm trong sách hướng dẫn, trong website,..)

Trên đây là những thông tin cơ bản về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy biến áp xung. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức liên quan đến máy biến áp nhé!

XEM THÊM:

Tìm hiểu những thông tin chung về máy biến áp một pha

Máy biến áp tự ngẫu là gì? Nguyên lý làm việc và công dụng của máy

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *