Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ Việt Nam Leave a comment

 

Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ Việt Nam ,Chất lượng tăng, giảm chi phí, khách hàng hài lòng hơn là những kết quả nổi bật khi ứng dụng công nghệ, theo ông Nguyễn Bảo Tri – Giám đốc Công nghệ Unilever Việt Nam.

 

  • Bà Hoàng Nguyễn Đỗ Quyên khẳng định FPT vinh dự khi đồng hành cùng Unilever. Doanh nghiệp này đã ứng dụng công nghệ để tăng trưởng ngay trong đại dịch. Câu chuyện của Unilever khiến bà liên tưởng đến chính kinh nghiệm thực chiến của Nhà thuốc FPT Long Châu trong đại dịch. Được mở cửa nhà thuốc trong đại dịch vốn được xem là một điều may mắn, nhưng hàng nghìn dược sĩ của đơn vị lại trở thành F0. Mỗi nhà thuốc khi này chỉ còn 1-2 dược sĩ trực tiếp phục vụ khách hàng. “Thời điểm này, chúng tôi trỗi dậy một ước mơ vượt nghịch cảnh để phục vụ người dân. Tôi nhìn thấy mong ước rất lớn của bà con khi này”, bà Quyên khẳng định.

    233A8908-8303-1671097029.jpg

    Cả hai diễn giả đều đánh giá cao việc ứng dụng công nghệ vào kinh doanh, đem lại những hiệu quả thiết thực. Ảnh: Quỳnh Trần

    Thay vì mô hình kinh doanh truyền thống, FPT Long Châu chuyển đổi mô hình kinh doanh thành một app bán hàng gọn nhẹ. Đằng sau là cả một câu chuyện về công nghệ. Dược sĩ khi đi cách ly chỉ cần có mạng 4G, Wifi có thể dùng app để tư vấn trực tiếp và quản lý người dùng. Trên app, dược sĩ có thể tư vấn cho người bệnh, có thể theo dõi tồn kho “real time” để chuyển nhu cầu mua thuốc đến cửa hàng còn thuốc gần nhất. Khách hàng dù liên hệ qua kênh nào khách hàng vẫn nhận được tư vấn. Sau khi “dược sĩ online” chuyển đơn, các nhân viên ít ỏi làm việc trực tiếp tại cửa hàng chỉ việc đóng gói đơn hàng, chờ người mua đến lấy. Ước tính, lượng đơn hàng trong đại dịch tăng gấp 5. Mức độ nhận diện tăng 50% – một số liệu vượt ngoài mong đợi của đơn vị. Lượng truy cập website FPT Long Châu tăng 150% và khách hàng xây dựng được niềm tin của khách hàng. “Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất với chúng tôi, những người làm bán lẻ”, bà Quyên kết luận.

    Sau phần chia sẻ của bà Quyên, khán giả dành tràng pháo tay lớn để khích lệ tầm nhìn và sứ mệnh vì người dùng của FPT Long Châu.

    Bài toán tối ưu tồn kho, vận tải cho nhà phân phối

    Trả lời câu hỏi phát triển mạng lưới nhà phân phối, ông Nguyễn Bảo Tri cho biết trước đây đơn vị có rất nhiều công cụ giúp hệ thống, nhân viên nâng cao doanh số. Còn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mua sắm online, bán hàng online có rất nhiều tiềm năng.

    “Tôi nghĩ làm sao có một nền tảng giúp dễ bán, dễ mua nhất. Đó chính là lý do ra đời của ứng dụng B2B Retail Service giúp nhà phân phối nắm toàn bộ thông tin: những mặt hàng đang có, thông tin khuyến mại, giờ vàng, từ đó chủ cửa hàng biết nên mua gì, làm gì, có thể đặt hàng bất cứ lúc nào, kể cả cuối ngày, hay thứ 7, chủ nhật”, ông Tri phân tích.

    233A8851-2759-1671096948.jpg

    Ông Nguyễn Bảo Tri – Giám đốc Công nghệ Unilever Việt Nam. Ảnh: Quỳnh Trần

    Ứng dụng song hành kênh online với nhân viên bán hàng, giúp nhà phân phối trong việc kinh doanh. Thực tế, những đơn vị nào ứng dụng nền tảng này đã tăng 20% hiệu quả. Sản phẩm còn giúp giải phóng nguồn lực nhà phân phối. Ngày xưa họ đến lấy từng đơn đặt hàng, bây giờ thì có nhiều thời gian để làm những việc có giá trị, đến thăm và mở nhiều cửa hàng hơn.

    Trước những chia sẻ này, bà Nguyễn Đỗ Quyên nhận định ông đã đưa ra một thông điệp đúng với chủ đề hội thảo hôm nay: công nghệ lúc nào cũng đi cùng cuộc sống. Bà cũng tiếp tục đặt câu hỏi: sau khi giải quyết tồn kho, bài toán vận tải giải quyết thế nào, tối ưu vận trình vận tải mà không đội chi phí cao?

    Đáp lời, ông Tri cho biết xu thế bây giờ là của Big Data, AI, máy học. Sau khi triển khai bán hàng online, đơn vị cam kết giao trong 48 tiếng nên hậu cần, giao hàng là bài toán quan trọng. Để giải quyết, đơn vị tận dụng tối đa data đang có, kết hợp nguồn data bên ngoài để xây dựng hệ thống quản trị – phân tích data, thuật toán nhằm tối ưu tuyến đường đi giao hàng, tối ưu hóa việc xe tải phải đầy tải.

    Trước đây nhà phân phối giao cho từng đơn vị là cố định, xe hàng đầy hay không vẫn đi. Sau khi ứng dụng hệ thống này, nhà phân phối có thể tối ưu, giảm đầu xe, từ 10 xe chỉ còn 6 xe, giảm chi phí vận hành. Cũng nhờ vậy các đơn vị có thể tối ưu rất nhiều yếu tố: giảm vận hành hậu cần, tuyến đường tối ưu giảm phí xăng dầu. Thực tế, các đơn vị có thể tiết kệm 15% chi phí vận hành. Hệ thống thông minh còn có những bảng phân bổ để xác định giao những điểm nào, dễ dàng và tự động hóa, cuối ngày có bảng báo cáo đánh giá.

    “Chất lượng tăng, giảm chi phí, khách hàng hài lòng hơn là những kết quả nổi bật mà chúng tôi đạt được”, ông Tri nói.

    Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ Việt Nam

    Sau bài phát biểu của ông Trương Gia Bình là cuộc đối thoại giữa bà Nguyễn Đỗ Quyên, Giám đốc Điều hành FPT Retail và ông Nguyễn Bảo Tri, Giám đốc Công nghệ, Unilever Việt Nam nói về chuyển đổi số trong ngành bán lẻ Việt Nam.

    233A8868-5621-1671096125.jpg

    Ông Nguyễn Bảo Tri – Giám đốc Công nghệ Unilever Việt Nam và bà Nguyễn Đỗ Quyên – Giám đốc Điều hành FPT Retail chia sẻ về ứng dụng công nghệ trong kinh doanh. Ảnh: Quỳnh Trần

    Ông Nguyễn Bảo Tri cho biết, Unilever chuyên sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, nhưng ban đầu không bán lẻ, thông qua các kênh phân phối, siêu thị… để đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, Covid-19 đã khiến các kênh cung ứng bị đứt gãy. Trước câu hỏi làm thế nào để phục vụ người dân trong giai đoạn khó khăn, Unilever đã quyết định biến kênh bán hàng cho nội bộ cho nhân viên thành kênh bán hàng cho người tiêu dùng. Sau 3 tuần, với sự hỗ trợ của FPT, Unilever đã hoàn thành phần mềm Ushop bán hàng cho người tiêu dùng. Người dân chỉ cần ở nhà, vào app, đặt hàng sau 48 giờ đã nhận được hàng.

    233A8871-7247-1671096280.jpg

    Bà Nguyễn Đỗ Quyên – Giám đốc Điều hành FPT Retail. Ảnh: Quỳnh Trần

    Dù là giải pháp để khắc phục Covid-19 nhưng đến nay Ushop đã phát triển với hơn 100.000 thành viên, hơn 10 đối tác tham gia bán hàng trên kênh này và nhận dđược phàn hồi tốt. Unilever cũng đã biến nền tảng bán hàng online, thành vừa bán hàng online vừa offline, mở các cửa hàng ở các khu chung cư, qua đó, thu hút người tiêu dùng đăng ký. Đây cũng là những trạm để người mua hàng trên Ushop nhận hàng.

    Tiếp tục phần trình bày, Chủ tịch FPT bày tỏ mong muốn nhân viên toàn tập đoàn không phải làm những công việc nhàm chán. Ông định nghĩa những công việc này mang tính lập đi lặp lại. Nhân viên nên làm những việc giúp bản thân trở nên tài năng, giỏi giang hơn, còn những việc nhàm chán cần để máy móc, robot thay thế. Việc giải phóng người lao động theo ông Bình sẽ tạo ra sinh lực để bứt phá cho mọi tổ chức. “Người lao động hạnh phúc thì doanh nghiệp mới phát triển”, lãnh đạo FPT khẳng định.

    233A8712-7460-1671095606.jpg

    Chủ tịch Trương Gia Bình cho rằng giải phóng người lao động sẽ giúp doanh nghiệp bứt phá. Ảnh: Quỳnh Trần

    Lấy ví dụ, ông dẫn ra trước đây FPT có đội ngũ hàng trăm người chỉ để nhập liệu, quản lý số liệu, hóa đơn, tài chính. Giờ đây, đội ngũ này chỉ còn 6 người, các công việc này được chuyển cho máy móc.

    “Người có thể sai, máy thì không. Đây là cách chúng tôi khiến nhân viên của mình hạnh phúc, khách hàng cũng tin tưởng hạnh phúc”, ông Bình khẳng định

    Ông Bình tiếp tục nói về định hướng năm 2023 tập trung vào viêc tạo ra ông chủ hạnh phúc, doanh nghiệp hạnh phúc. Dẫn chứng, ông Bình cho rằng những nhà quản lý doanh nghiệp hiện nay dành đến 70% để quản lý tài chính, nhân sự, hoặc lo các khâu trong quy trình. FPT cùng với sức mạnh công nghệ có thể giúp doanh nghiệp giải phóng, tối ưu về dòng tiền, giúp các quy trình trở nên đơn giản thông qua máy tính, AI.

    “Chúng tôi sẽ bắt đầu trên các đơn vị thành viên của FPT trước. Nếu hiệu quả có thể tiết kiệm hàng núi tiền”, Chủ tịch FPT chia sẻ kèm lời khẳng định “đó mới là chuyển đổi số và là tương lai không thể không làm”.

    233A8682-9091-1671095606.jpg

    Chủ tịch Trương Gia Bình tin tưởng trí tuệ Việt có đủ khả năng tạo nên những sản phẩm mang tầm quốc tế. Ảnh: Quỳnh Trần

    Cuối cùng, doanh nhân này truyền cảm hứng cho hàng nghìn người tham gia bằng cách khẳng định phải có niềm tin về những điều lớn lao mà người Việt có thể làm được. 20 năm trước, FPT cho rằng nghĩ tài sản lớn nhất của Việt Nam là trí tuệ. Muốn ghi danh lên bản đồ của thế giới cần phải bán được sản phẩm số. Ông kể cảm giác bán được sản phẩm đầu tiên rất hạnh phúc.

    “Sau 20 năm, Việt Nam đã trở thành cường quốc công nghệ của thế giới. 20 năm nữa, chúng ta sẽ không thể tưởng tượng ra sức mạnh của đất nước. Hiện nay, trẻ em lớp 1 đến 12 trong hệ thống FPT được học về AI. Chúng ta chờ đợi tương lai mà mọi em nhỏ ở Việt Nam đều tiếp cận về công nghệ và tạo ra một quốc gia tự cường”, Chủ tịch Trương Gia Bình khẳng định.

    233A8814-5601-1671095863.jpg

    Chia sẻ từ Chủ tịch Trương Gia Bình nhận nhiều tràng vỗ tay từ khán giả tham gia chương trình. Ảnh: Quỳnh Trần

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *