Công suất của máy biến áp có vai trò quan trọng quyết định hiệu suất làm việc và tuổi thọ của máy. Vậy cần lưu ý những gì khi lựa chọn công suất của máy biến áp.Hãy cùng thiết bị điện Miền Bắc tìm hiểu nhé!
Công suất máy biến áp là gì?
Công suất máy biến áp chính là dung lượng điện mà máy có thể biến đổi được cho phụ tải ở phía sau. Do máy biến áp chỉ có chức năng truyền tải điện năng chứ không phải là thiết bị chuyển đổi năng lượng nên công suất của máy biến áp là kVA chứ không phải kW. Khi truyển tải điện năng thì công suất của máy đang có 2 thành phần là công suất phản kháng kVA và công suất tác dụng kW.
Công suất máy chính là chỉ số kỹ thuật để dựa vào đó mà lựa chọn máy phù hợp với yêu cầu phụ tải. Từ đó tránh gây ra những lãng phí không cần thiết mà vẫn đảm bảo được chế độ làm việc lâu dài của cả hệ thống.
Công suất định mức của máy biến áp
Khi máy biến thế được sản xuất ra để hoạt động liên tục trong thời gian dài từ 17 đến 20 năm. Vì vậy các nhà sản xuất thường phải tính toán cẩn thận để máy có thể hoạt động lâu dàu mà không gây ra các sự cố, đó chính là chế độ định mức. Khi đó công suất máy sẽ tương đương với mức công suất định mức. Mức công suất này sẽ đi kèm với điện áp U, cường độ I, tần số f định mức.
Công suất định mức là công suất toàn phần được nhà máy chế tạo quy định ghi trên thông số may. Máy biến áp có thể tải được liên tục công suất này khi điện áp là U định mức, tần số định mức và điều kiện làm là định mức. Và khi đó tuổi thọ làm việc của máy sẽ được định mức khoảng 20 năm.
Với máy biến áp 1 pha là Công suất định mức là công suất của cuộn dây và công suất tổng của mỗi cuộn dây.
Còn với công suất 3 pha thì người chế tạo các loại là: 100/100/100 là loại có công suất của mỗi cuộn dây bằng nhau và bằng công suất định mức; và một loại khác là 100/100/66,7 là loại có công suất của hai cuộn dây bằng với công suất định mức và công suất của cuộn dây thứ 3 là 66,7% công suất định mức
Với máy biếp áp tự ngẫu thì công suất định mức là công suất của một trong hai đầu sơ hoặc thứ cấp mà hai đầu dây này có liên hệ tự ngẫu với nhau, công suất là đượccọi là công suất xuyên.
Các chế độ làm việc của máy biến áp
Khi máy biến áp có tải thì sự thay đổi về dòng điện tử và thay đổi về nguồn điện sẽ kéo theo những sự thay đổi về điện ấp thứ cấp và dẫn đến máy sẽ làm việc trên 3 chế độ là quá tải, điện mức và non tải.
Trong các trường hợp máy biến áp chạy non tải hoặc quá tải đều ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của máy biến áp. Ở chế độ non tải hoặc không tải sẽ làm cho hệ số Cos (f ) nhỏ. Vì vậy trong quá trình vận hành tránh để máy chạy không tải hoặc non tải sẽ ảnh hưởng xấu đến lưới điện.
Với những trường hợp chạy quá tải sẽ gây phát nóng máy và ảnh hưởng đến thiết bị. Theo quy trình thì khi điện áp thay đổi 5% điện áp định mức thì cũng được coi là định mức.
Trên đây là một vài lưu ý để chọn lựa máy điện áp công suất phù hợp. Tuy nhiên mỗi trạm biến áp sẽ phù hợp với máy có công suất và kết cấu khác nhau. Để lựa chọn được máy biến áp có công suất phù hợp với nhu cầu, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.
XEM THÊM:
KHOẢNG CÁCH AN TOÀN ĐIỆN TRẠM BIẾN ÁP TỐI THIỂU
TRẠM BIẾN ÁP HỢP BỘ KIỂU ĐỨNG LÀ GÌ?
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG THIẾT BỊ ĐIỆN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Tầng 5M Tòa nhà HEI Tower, Số 1 Ngụy Như Kon Tum, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Hotline : 0246.674 5350
Email: evnpower@gmail.com