Các giải pháp thi công tiếp địa trạm biến áp Leave a comment

Thi công tiếp địa trạm biến áp là điều kiện tiên quyết để các công trình điện có thể chống sét được hiệu quả. Đặc biệt ở những khu vực sỏi đá, đất cát,.. có điện trở suất cao, việc đảm bảo cho hệ thống đạt yêu cầu quy phạm lại càng khó khăn hơn. Dưới đây sẽ là những biện thi công tiếp địa trạm biến áp thường gặp.

Sử dụng các vật tiếp đất tự nhiên sẵn có cho tiếp địa trạm biến áp

Trong các điểm dân cư đông đúc hay các khu công nghiệp thường sẽ suất hiện nhiều đường dây kỹ thuật được lắp đặt đi ngầm dưới lòng đất. Bên cạnh đó từng công trình đơn lẻ cũng được xây dựng từ những trụ bê tông cốt thép. Nếu thỏa thuận được với các chủ thầu để kết hợp hệ thống tiếp địa với đường ống hoặc đường dây kỹ thuật thì dòng điện sét sẽ được tản xuống dưới đất nhanh hơn.

Đa số hệ thống đường ống, đường dây ngầm có trị số điện trở rơi vào khoảng 1-2 Ohm và cần sử dụng đồng hồ đo điện trở để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí để xây dựng hệ thống tiếp địa. Do đó, nên tận dụng các vật nối đất tự nhiên có sẵn để giảm điện trở suất cho đất.

Sử dụng các vật tiếp đất tự nhiên từ các công trình sẵn có cho tiếp địa trạm biến áp

Thay đất gốc điện trở suất cao bằng đất mới có điện trở suất nhỏ hơn

Điện trở suất là đơn bị biểu trưng cho khả năng ngăn cản dòng điện của mỗi chất. Điện trở suất càng cao thì khả năng cản trở dòng điện của chất đó càng lớn. Như vậy muốn dòng điện nhanh chóng đi qua thì gốc đất cần có điện trở suất nhỏ.

Thi công tiếp địa trạm biến áp

Các bạn có thể áp dụng các bước sau để giảm điện trở của đất:

Bước 1: Đào đất quanh cực tiếp đất sâu khoảng 0.8m và bán kính từ 1.5 đến 2m

Bước 2: Đặt cọc tiếp đất vào hố vừa đào và lấp đất bằng những loại đất có điện trở suất thấp hơn và nén chặt. Trong trường hợp có nhiều cọc tiếp đất thì cần thực hiện nối các thanh liên kết cực trước khi lấy đầy hố móng.

Lưu ý chọn loại đất lấp hố là loại có điện trở suất thấp hơn so với đất gốc khoảng 5-10 lần. Giả sử hệ thống tiếp đất nằm trong vùng đất cát thì cần lấp đầy bằng đất sét, bùn than, xỉ than,..

Dùng muối đẻ giảm điện trở tiếp địa trạm biến áp

Đấy là một trong nhưng phương pháp để giảm điện trở suất ít tốn kém nhất cho hệ thống tiếp địa trạm biến áp. Trong điều kiện đất ẩm, cải thao độ dẫn điện của đất bằng muối ăn có thể sẽ khiến cho các trị số điện trở suất giảm nhanh. Vị trí hiệu quả nhất là nơi chôn cọc.

Vì muối không thể ngấm được ra xa nên người ta thường cải tạo muối ăn có bán kính từ 0.5m đến 1m bằng 1/3 chiều dài cọc/

Điểm lý tưởng để mặt đất trộn muối là phía trên gần với đầu mút của cọc nối đất, xen kẽ đất và muối với độ dày từ 2-4cm. Lượng muối dùng cho mỗi cọc tiếp đất là khoảng 40-50kg, mỗi lớp muối sẽ cần tưới thêm 1- 1,5 lít nước.

Dùng muối đẻ giảm điện trở tiếp địa trạm biến áp

Kết quả được chứng minh muối ăn có thể làm giúp giảm điện trở suất cụ thể:

Giảm 4 – 8 lần đối với đất cát.

Giảm 2.5 – 4 lần đối với đất pha cát.

Giảm 1.5 – 2 lần đối với đất pha sét.

Thêm hệ thống nối đất

Không phải lúc nào công trình cũng có thể sử dụng hệ thống nối đất sẵn có. Lúc này kỹ thuật nên bổ sung thêm hệ thống nối đất bằng cách tăng chiều dài của các cọc nối đất để lớp đất bên dưới có điện trở suất nhỏ hoặc kéo dàu các tia đến nơi có điện trở suất thấp.

Giảm điện trở suất cục bộ bằng cách sử dụng hóa chất

Trị số điện trở suất của hệ thống tiếp địa trạm biến áp cũng có thể giảm nhờ sử dụng các hóa chất sau:

Giảm điện trở suất cục bộ bằng cách sử dụng hóa chất

– Hóa chất giảm điện trở GEM ( Earth Enhancing Material) – Giải pháp tối ưu nhất áp dụng cho mọi loại địa hình.

– Hóa chất giảm điện trở San – Earth của Sankosha (Nhật Bản) sản xuất.

– Hợp chất tăng cường tiếp đất ECC (Earth Enhancing Compound).

– Hợp chất tăng cường tiếp đất RES-LO của LPI

Giải pháp hàn hóa nhiệt Goldweld

Hàn hóa nhiệt Goldweld là tên gọi khác của của hàn hóa nhiệt theo khuôn đúc hàn Graphit. Phương pháp này ứng dựng nhiệt nhôm của Bekatop.Phản ứng khử oxit của nhôm với các kim loại nằm sâu trong bảng Bekatop rất mạnh. Với mức tỏa nhiệt lên đến 3000 độ, các kim loại sẽ đều bị chảy và oxit nhẹ.

Cùng với đó phương pháp này còn có thể hàn các cặp kim lại như nhôm với đồng, đồng với sắt, đồng với đồng hay nhôm với nhôm.

Ưu điểm của hàn hóa nhiệt Goldweld:

– Truyền tải dòng điện lớn.

– Khuôn hàn đa dạng, thích hợp hàn nhiều chi tiết.

– Độ bền cao, không giảm chất lượng theo thời gian.

– Thi công nhanh chóng với thiết bị gọn nhẹ.

– Dễ dàng kiểm tra chất lượng mối hàn.

– Chi phí thấp.

Công nghệ nối đất tầng sâu

Đây là giải pháp kết hợp hóa chất và các cọc tiếp đất để giảm điện trở suất. Do nhiệt độ và độ ẩm của lớp đất sâu ổn định nên giá trị điện trở suất tiếp địa cũng ít thay đổi và không bị ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố bên ngoài.

Trước khi thực hiện phương pháp này, cần đo điện trở suất của đất để đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ nối đất tầng sâu đối với các trạm biến áp có điện trở suất cao.

Như vậy, mỗi một loại đất sẽ thích hợp với phương pháp khác nhau. Kỹ thuật viên cần dựa vào điều kiện thực tế của địa hình để lựa chọn giải pháp thi công tiếp địa trạm biến áp hợp lý, an toàn.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *