Xử lý và khắc phục một số các sự cố thường gặp vận hành máy biến áp Leave a comment

Máy biến áp là thiết bị được sử dụng để truyền tải điện năng lượng điện. Máy biến áp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện. Một số các sự cố xảy ra khi vận hành máy biến áp có thể làm gián đoạn việc cung cấp điện từ nhà các nhà máy đến nơi điêu thụ. Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn một các dâu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục các sự cố thường gặp đối với máy biến áp.

Những sự cố thường gặp ở máy biến áp

TT Dấu hiệu Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Chảy dầu  Do ecu, bu lông bị lỏng. Bắt xiết lại ecu, bu lông
 Do mối hàn Hàn lại
2 Thiếu dầu Đối với máy biến áp kiểu kín:

Phao báo dầu chỉ vạch “ đỏ”

Vặn lỏng để xả khí, xong bắt xiết chặt lại.

Kiểm tra dầu nếu cần thiết hãy bổ sung thêm

Nếu cánh quạt phình ra không co lại được phải thay vỏ mới.6

Đồng hồ, chỉ “Min”, thấp nhất
3 Hạt ẩm silicagen Đổi màu (máy biến áp kiểu hở) Thay hạt mới
4

Quá điện áp

 

Điện áp thấp

Điện áp sơ cấp cao quá 5%

 

Vặn điều chỉnh điện áp  OFLTC về nấc  số 2 hoặc 1.
Điện áp sơ cấp thấp Vặn OFLTC về nấc  số 4 hoặc 5
5 Quá dòng điện  Quá tải  Cắt bớt, giảm tải.

6

 

 

 

 

 

 

Nhiệt độ dầu cao Tản nhiệt kém Tăng cường quạt gió
Quá tải

 

Cắt bớt, giảm tải

 

 Dầu Top oil báo Alarm ( Loại có tiếp điểm)
Quá tải  Cắt bớt, giảm tải

 

 Nhiệt độ bối dây báo Alarm.
 

 

Ngắn mạch, hoặc chạm chậm bên trong máy biến áp.

 

 

Cắt máy biến áp ra khỏi lưới, kiểm tra, sửa chữa và khắc phục

 

Top oil và bối dây báo “Trip”

7

 

Rơ le hơi (Máy biến áp kiểu hở):

Bucholz rơ le: Báo “Alarm”

 

Dầu sinh khí, có hiện tượng phóng điện cục bộ,

 

 

Kiểm tra tiếng kêu, xả khí, dầu máy biến áp

 

Báo cắt “Trip” Nóng quá mức, báo cắt  

Loại máy biến áp ra khỏi lưới, kiểm tra lại dầu và máy

 

8 Ty sứ Cao hoặc Hạ áp nóng, biến mầu Do Ecu, Bulong ty sứ bị lỏng  Bắt, xiết chặt lại Ecu, Bu lông
9 Điện trở 1 chiều 3 pha lệch quá dung sai cho phép Do Ecu, Bulong, mối hàn các đầu dây bên trong máy lỏng, . . Điều chỉnh điện áp (OFLTC) tiếp xúc kém, hỏng  Rút ruột, kiểm tra, bắt xiết hoặc hàn..

Thay điều chỉnh OFLTC.

 

 

10

 

 

Điện trở cách điện thấp Dầu cách điện kém  Thí nghiệm lại dầu, nếu chất lượng kém phải lọc lại hoặc thay dầu mới.
Ruột máy có điện trở cách điện thấp Sấy lại máy.

Nếu cách điện bị lão hóa  cần phải đại tu thay bối dây mới, cách điện mới.

 

Những điều cần chú ý khi vận hành máy biến áp

Người quản lý vận hành máy biến áp cần lưu ý một số những điều sau:

– Tình trạng bên ngoài bao gồm mức dầu, màu hạt ẩm, máy vận hành có tiếng ồn hay không.

– Ghi các thông số khi vận hành như điện áp , dòng điện, nhiệt độ lớp dầu trên cùng ( top oil), nhiệt độ bối dây,..

– Đối với máy biến áp kiểu kín: Cần chú ý không được vận hành quá tải lâu. Khi vận hành quá tải định mức, áp lực dầu trong máy khoảng 0,3 at. Khi vận hành quá tải áp lực tăng lên đến 0,35 at van xả để dầu xì ra ngoài.

– Nếu áp lực quá lớn thì cánh quạt tản nhiệt sẽ bị phình ra quá cỡ ( quá biến dạng đàn hồi), khi phụ tải giảm xuống ( trời mưa, lạnh hoặc ban đêm), cánh quạt tản nhiệt không co lại trạng ban đầu. Bộ điều chỉnh điện áp “OFLTC” và các chân sứ cao, hạ áp bị hở ra ngoài dầu, sẽ gây ra hiện tượng phóng điện, nổ máy và sự cố.

Dừng khẩn cấp máy biến áp khi có các hiện tượng sau

–  Khi có tiếng kêu bất thường

–  Máy phát nóng bất thường

–  Dầu trào ra ngoài

–  Phóng điện bề mặt sứ, vỏ sứ cách điện cao hoặc hạ áp.

–  Khi máy biến áp bị cắt do rơ le tác động.

Trên đây là những những biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục một số lỗi cơ bản khi vận hành máy biến áp. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát nhất về máy biến áp.

XEM THÊM: 

TÌM HIỂU VỀ DẦU CHỐNG CHÁY CHO MÁY BIẾN ÁP
TÌM HIỂU VỀ CÔNG DỤNG CỦA MÁY BIẾN ÁP 1 PHA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *